Thông tin này được ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 7,8 của Bộ TT&TT sáng 6/9.
Theo dự kiến, việc cấp phép 4G chính thức cho các doanh nghiệp viễn thông có thể được triển khai ngay trong tháng 9, đầu tháng 10. Hồi giữa tháng 7, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn từng cho biết sau khi các nhà mạng gửi báo cáo kết quả thử nghiệm 4G và phương án kinh doanh 4G dự kiến về Bộ, Bộ sẽ phải phối hợp với doanh nghiệp đánh giá rất nhiều yếu tố như chất lượng thực tế, mức độ can nhiễu.... Sau đó, Bộ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp, trên tinh thần "nhà mạng làm càng nhanh, Bộ sẽ cấp phép càng sớm, miễn là đảm bảo thị trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp".
Tại Hội nghị Giao ban sáng nay, người đứng đầu ngành TT&TT một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm này.
"Cục Viễn thông cần tập trung triển khai sớm việc cấp phép, cố gắng trong tháng 9 này cấp phép được", Bộ trưởng chỉ đạo. Đồng thời, ông cũng chỉ đạo Cục Tần số vô tuyến điện chuẩn bị phương án cấp phép băng tần 2600 MHz cho 4G.
Tính đến thời điểm này, ba nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều cơ bản đã thử nghiệm xong việc cung cấp dịch vụ 4G tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhiều người dân đã được đổi SIM 4G để sử dụng thử dịch vụ với các gói cước cụ thể.
Tăng tốc thu hồi SIM đã đăng ký sẵn thông tin
Trong Báo cáo công tác của Bộ TT&TT tháng 7,8, bên cạnh triển khai cung cấp dịch vụ 4G thì một nhiệm vụ trọng tâm khác cần thực hiện trong tháng 9 thuộc lĩnh vực viễn thông là tăng trưởng quản lý thuê bao di động trả trước. Ngày 25/7, Bộ đã gửi công văn yêu cầu các nhà mạng lớn phải tiến hành rà soát, thu hồi toàn bộ SIM đã đăng ký sẵn thông tin thuê bao. Dự kiến đến ngày 1/1/2017 sẽ phải thu hồi xong toàn bộ số SIM này đang lưu hành trên thị trường.
Yêu cầu này nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp về quản lý thuê bao di động trả trước hồi đầu tháng 7. Công văn này cũng yêu cầu các nhà mạng phải thực hiện việc đăng ký chính xác thông tin thuê bao mạng 4G cả khi thử nghiệm lẫn triển khai thương mại; Rà soát, xác minh, cập nhật nâng cao tính chính xác thông tin thuê bao di động trả trước đang hoạt động của mình (qua tin nhắn và các hình thức phù hợp khác), sau một thời gian sẽ tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao có thông tin thuê bao không chính xác hoặc không đầy đủ.
Thời hạn để các doanh nghiệp xây dựng phương án thực hiện, kế hoạch triển khai các nội dung trên và báo cáo về Bộ TT&TT là trước ngày 31/8/2016. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Trung, hiện Cục Viễn thông chỉ mới nhận được báo cáo của MobiFone. VNPT và Viettel được đề nghị phải nhanh chóng hoàn thiện và gửi báo cáo phương án triển khai về Cục để Bộ sớm báo cáo lại Chính phủ.
Sốt ruột với tiến độ này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu các đơn vị quản lý, các doanh nghiệp viễn thông phải tăng cường quản lý thuê bao, số lượng SIM lưu hành, đặc biệt là SIM rác, tin nhắn rác. "Tin rác, tin khuyến mại vẫn còn rất nhiều. Từ sáng đến giờ tôi cũng nhận được gần chục tin quảng cáo rồi. Ngay cả tổng đài 456 tiếp nhận phản hồi của người dân về tin nhắn rác cũng hoạt động chưa tốt. Nhiều người gửi phản hồi đến Tổng đài không được lại phàn nàn với tôi. Đề nghị các đơn vị nhanh chóng kiểm tra", Bộ trưởng bức xúc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết Tập đoàn sẽ trình phương án với Bộ trong tuần này, song mong muốn sẽ có hướng dẫn cụ thể từ Cục Viễn thông để kịp tiến hành thu hồi SIM ngay trong tháng 10. "Hiện ước tính Viettel còn tồn gần 10 triệu SIM trên vòng lưu chuyển. Nếu không làm ngay từ tháng 10 thì sẽ khó kịp thu hồi xong hết trước ngày 1/1/2017", ông Sơn nói.
Vừa qua, một phóng viên đầu báo Business Insiderđã du lịch tại Việt Nam, và anh đã tìm ra lí do vì sao xe tự lái sẽ không khả thi vào thời điểm hiện tại.
Vào tháng 8, Alexei Oreskovic lần đầu tiên du lịch tại Việt Nam. Oreskovic nói rằng tình hình giao thông ở Việt Nam "như một sự hỗn loạn" và nó quá khác Mỹ khi các luồng xe cộ thường không tuân thủ đèn tín hiệu và người dân thường "mạnh ai nấy đi". Tuy nhiên anh cho biết người Việt Nam có thể "tránh va chạm nhau một cách xuất sắc".
![]() |
Đường phố Việt Nam. |
Để không thể va chạm nhau trên đường phố, não người phải xử lí các tín hiệu khác nhau, cả về hình ảnh lẫn âm thanh, để tạo ra các phản xạ khi tham gia giao thông. Tuy xe tự lái có khả năng làm điều trên, nhưng nó chưa đạt đến mức xử lí nhanh như não con người. Trong đầu năm nay, xe tự lái của Google đã va chạm với một chiếc xe buýt tại California vì phân tích sai tình huống.
Và nếu thử nghiệm xe tự lái tại đường phố Việt Nam, nó phải xử lí hàng trăm hàng ngàn số liệu khác nhau trong thời gian thực. Với các loại xe ô tô, mô tô, người đi đường tham gia giao thông một cách bừa bãi, không tuân thủ luật, Oreskovic cho rằng xe tự lái có lẽ sẽ đứng yên một chỗ trên đường phố Việt Nam.
![]() |
Xe tự lái của Google. |
Giáo sư Raj Rajkumar tại trường đại học Carnegie Mellon, một trong những chuyên gia kỳ cựu trong ngành xe tự lái, cho biết giao thông tại Việt Nam, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ là một thách thức lớn cho các nhà sản xuất xe tự lái. Tuy nhiên ông nói vấn đề sẽ được giải quyết bằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, có thể trong 10 năm nữa.
"Các cảm biến trên xe tự lái hiện nay vẫn còn sai số, và nó cần một khoản thời gian dài để khác phục những điểm yếu đó", ông nói. Hơn nữa, Rajkumar cho biết nếu các nhà sản xuất muốn đem xe tự lái đến thị trường Việt Nam, họ cần nghiên cứu rất kỹ giao thông và cơ sở hạ tầng tại nơi đây để giúp xe hoạt động an toàn hơn.
Theo Trí thức trẻ/BI
" alt=""/>Nhà báo Mỹ: Xe tự lái hiện đại 'chưa có đất sống' ở VNBên cạnh thiết kế nguyên khối, chiếc máy của Mobiistar còn được trang bị RAM 3GB, cảm biến vân tay và máy ảnh 21MP, ngoài ra các thông tin khác của máy không được tiết lộ. Tuy nhiên, có thể kỳ vọng chiếc máy này sử dụng vi xử lý 8 lõi và bộ nhớ trong tối thiểu 16GB.
![]() |